Bệnh nhân sau khi được phẫu thuật cắt bỏ bướu hạt tophi cần phải được chăm sóc cẩn thận tránh để nhiễm trùng vết mổ, có thể phải tháo khớp nếu tình trạng nhiễm trùng quá nặng…. Sau đây là những điều bệnh nhân gút cần phải nắm để tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Khái niệm dẫn lưu vết mổ: Dẫn lưu là đặt miếng cao su luồn vào vết mổ đã khâu da để làm thoát dịch rửa máu bầm hoặc để theo dõi cầm máu trong vết mổ, nhằm ngăn chặn ứ dịch máu dễ gây nhiễm trùng sưng tấy vết mổ, ảnh hưởng đến việc làm lành vết thương sau mổ.
Toàn thân
- Thân nhiệt, mạch, huyết áp, đau đau đầu, chóng mặt buồn nôn, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi toàn thân, ăn kém, tiểu ít…
- Theo dõi 30 phút/lần/ngày sau khi mổ: Khi ổn định thì theo dõi sáng, trưa, chiều đến hết 48 – 72 giờ
Tại chỗ vết mổ
- Dịch: thấm bang29 gạc che phủ vết mổ (Mầu sắc, số lượng).
- Đau, sưng nóng đỏ vùng xung quanh vết mổ hoặc ngay tại vết mổ
- Sau 24 – 48 giờ thay băng lần đầu rút bỏ dẫn lưu (Với vết mổ có đặt dẫn lưu) nếu thấy vết mổ không còn dịch, không còn sưng tấy, mép vết mổ và xung quanh vết mổ
- Vết mổ ổn định thì thay băng 2 ngày/lần
- Cắt chỉ sau 10 ngày: Nếu đánh giá vết mổ không liền tốt thì cắt chỉ cách quãng (Cắt một để một)
- Với vết mổ không đặt dẫn lưu thì quy trình thay băng cũng giống như trên
Những điều cần chú ý
- Thay băng lần đầu rất quan trọng để đánh giá vết mổ (cả dẫn lưu và không dẫn lưu). Nếu thấy ứ dịch phải tách vết mổ hoặc cắt dịch cách quãng để tách vết mổ cho thoát dịch, máu bầm.
- Sau khi đã rút hết dẫn lưu vết mổ phải băng ép giữ vết mổ ổn định trong quá trình làm vết mổ, sẹo mổ.
- Mổ những bướu Tophi đã vỡ hơn một lần hoặc gần vỡ, bướu to mầu sắc da xấu, ở vùng bàn chân hay những vùng bị tỳ đè có vết mổ lâu liền hơn vì nuôi dưỡng kém.
- Có thể bị tái phát nếu không điều trị đúng phác đồ điều trị bệnh Gút, không duy trì chế độ dinh dưỡng đúng, tập luyện phục hồi không đúng cách.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét