Đại bộ phận mọi người vẫn nghĩ bệnh gút là một bệnh mãn tính và không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Đó là một trong những lối mòn suy nghĩ nên thường âm thầm chịu đựng bệnh mà không đi khám tại các cơ sở điều trị chuyên khoa Gút.
Một trong những loại thuốc thiết yếu được sử dụng trong điều trị bệnh gút là Allopurinol với tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể về ngưỡng bình thường. Tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu và nước tiểu ở dưới giới hạn độ tan, Allopurinol ngăn ngừa và giảm sự lắng đọng urat tại các khớp. Do đó có thể ngăn ngừa việc tăng kích thước của các tinh thể urat tại xương khớp và bệnh thận do việc hình thành các tinh thể urat gây nên.
Allopurinol còn có tác dụng làm tan các tinh thể urat đang kết tinh tại các khớp, với những trường hợp các tinh thể urat quá thì đề xuất thích hợp là mổ để lấy hạt tophi ra ngoài… Ở bệnh nhân bị gút mạn tính, allopurinol có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm sự hình thành sạn urat (hạt tophi) và các thay đổi mạn tính ở khớp.
Sau 3 – 6 tháng điều trị. Tần suất của các cơn gút cấp giảm xuống, nồng độ axit uric trong máu giảm rõ rệt và luôn được giữ ở mức cho phép. Giảm sự hình thành của sỏi uric ở thận… Do thuốc không có tác dụng giảm đau và chống viêm nên không đùng để điều trị trong các đợt gút cấp (nếu có đợt gút cấp xảy ra trong khi đang dùng allopurinol, vẫn tiếp tục dùng Allopurinol kết hợp điều trị đợt cấp riêng rẽ) kết hợp không được dùng trong tăng axit uric máu không có triệu chứng.
Allopurinol phải được sử dụng hợp lý tùy theo thể trạng và mức độ của bệnh và phài điều chỉnh theo đáp ứng và dung nạp của người bệnh, trong trường hợp bệnh nhân không thể dùng được theo đường uống thì có thể nghĩ tới việc truyền thuốc qua đường tĩnh mạch.
Một số tác dụng phụ của Allopurinol có thể làm bệnh nhân lo ngại. Một số tác dụng phụ sau có thể xảy ra mà người bệnh cần lưu ý phát hiện. Thường gặp nhất là nổi ban trên da. Các ban thường là dát sần hoặc ngứa, viêm da tróc vảy, mày đay, thỉnh thoảng là ban xuất huyết. Nặng hơn là các phản ứng mẫn cảm trầm trọng bao gồm ban tróc vảy, hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc. Vì vậy, nếu gặp ban xảy ra phải ngừng thuốc ngay lập tức vì phản ứng quá mẫn có thể nặng, thậm chí gây tử vong, đặc biệt có nguy cơ cao ở những bệnh nhân suy gan hoặc thận. Không dùng lại thuốc ở những bệnh nhân đã mẫn cảm với thuốc.
Để giảm nguy cơ lắng đọng xanthin ở thận, khi uống thuốc phải đảm bảo uống mỗi ngày 2 – 3 lít nước. Do thuốc gây buồn ngủ nên người bệnh thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc trong quá trình dùng thuốc.
-
Blogger Comment
-
Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét