Khó khăn trong chẩn đoán bệnh gút

Theo thống kê của các Bác sĩ chuyên khoa sương khớp tại TP.HCM công bô hơn 60% bệnh nhân gút đã chuyển sang mãn tính trước khi khám và chữa bệnh. 5% đã bị biến chứng nặng như phù nề, giữ nước, loãng xương, các khớp bị phá hủy gây biến dạng khớp, suy thận ở các mức độ khác nhau, tophi vỡ để nhiễm trùng kéo dài do suy giảm hệ thống miễn dịch.

Dấu hiệu của bệnh gút

Có 3 nguyên nhân chính gây khó khăn cho công tác chẩn đoán bệnh gút.
  •  Thứ nhất, đây là bệnh khá mới nên ngay cả cán bộ y tế vẫn còn lúng túng khi chẩn đoán và điều trị bệnh. Nhiều cơ sở y tế lại chưa có khả năng làm các xét nghiệm cần thiết như chọc dịch khớp, xét nghiệm acid uric máu… nên bỏ qua, không chẩn đoán được bệnh.
  • Nguyên nhân thứ hai là bệnh có rất nhiều biểu hiện và nhiều thể bệnh khác nhau, nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác.
  • Nguyên nhân thứ ba là tình trạng lạm dụng thuốc bừa bãi hiện nay. Bệnh nhân được dùng quá nhiều loại thuốc nên mất hết triệu chứng, khiến chẩn đoán trở nên rất khó khăn. Có nhiều bệnh nhân gút vào viện với các biến chứng nặng nề do lạm dụng thuốc như đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Do sự thiếu hiểu biết về bệnh nên bệnh gút, người bệnh thường có xu hướng tự tìm thuốc điều trị “Có bệnh vái tứ phương”’ không có một phương pháp điều trị đúng nên khi phát hiện được bệnh gút. Bệnh đã trở nên trầm trọng và một số bệnh về tim, thận cũng đã ở giai đoạn nguy hiểm…


Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là axit uric. Người có axit uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy…), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu… Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét