Thoái hóa khớp là gì?

Cuộc sống hiện đại ngày nay đang có xu gia tăng các bệnh về xương khớp, một trong những nhóm bệnh nguy hiểm có khả năng tàn phá xương mạnh nhất. Trong khi đó công tác kiểm soát, chăm sóc và điều trị bệnh vẫn đang còn nhiều hạn chế.

- Người bệnh chưa có kiến thức về phòng tránh
- Không nhận diện được bệnh đang mắc
- Không đi khám bác sĩ
- Chế độ ăn uống luyện tập chưa khoa học.

Ở Việt Nam hiện có rất nhiều người bị viêm khớp ở cả đàn ông và phụ nữ, người già và thậm trí cả trẻ em. Có hơn 200 dạng viêm khớp khác nhau và 1 dạng thường gặp nhất là thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp là gì?


Thoái hóa khớp là một bệnh lý thoái hóa khớp do suy giảm chức năng của khớp theo thời gian. Bệnh thường gặp ở người lao động nặng, làm việc một thư thế một thời gian dài… Thái hóa khớp bắt đầu bằng việc phá hủy hay thái hóa các khớp xương trong cơ thể hay gặp nhất là đốt sống lưng và đốt sống cổ, ngón tay, ngón chân. Bệnh lý thoái hóa khớp, làm cho phần xương bên dưới sụn trở nên dày lên và phát triển rộng ra ngoài tạo nên các mẩu xương nhọn được gọi là gai xương.

Những cái gai xương này phát triển gần các đầu của xương của các khớp bị ảnh hưởng và có thể gây đau hoặc tê bì. Nếu bệnh lý thoái hóa khớp trở nên trầm trọng, phần sụn khớp có thể vỡ ra khỏi xương và lúc này các xương sẽ bắt đầu cọ xát vào nhau. Từ đó các dây chằng sẽ trở nên giãn ra và yếu dần.

Một trong những kết quả trực tiếp của tình trạng thoái hóa khớp là đau khớp.Cơn đau do thoái hóa khớp có thể nhẹ hay nặng, và có thể nặng lên khi vận động khớp, hoặc vào cuối ngày. Thoái hóa khớp có thể làm giới hạn khả năng vận động và tính linh hoạt của khớp, làm cho khớp bị ảnh hưởng không thể di chuyển dễ dàng hoặc hạn chế khả năng cử động. Trong một số trường hợp nặng, thoái hóa khớp thậm chí có thể dẫn đến tàn tật.

Phòng ngừa thoái hóa khớp

Bệnh về xương khớp thường có ít biểu hiện ra bên ngoài, bệnh có những triệu chứng, những cơn đau khiến người bệnh khó phân biệt được. Bệnh về xương khớp khó chữa và cũng khó phòng bởi có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh có thể là do di truyền nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là thói quen trong sinh hoạt, làm việc, ăn uống. Một cơn đau khớp bớt kì có thể là một nguy cơ bị thoái hóa khớp hoặc tổn thương khớp trong tương lai. Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh về xương khớp bạn cẩn thận không được sử dụng quá mức một khớp đã bị đau hoặc bị tổn thương. Tránh các vận động khớp quá mức lập đi lập lại trong một thời gian dài.

Một trong các yếu tố gây thoái hóa khớp tiến triển nặng thêm là tình trạng tăng cân và béo phì. Việc thay đổi cân nặng mất kiểm soát sẽ gây thêm áp lực lên khớp đặc biệt là khớp gối, khớp háng và khớp cổ chân… Điều này có nghĩa là nếu như ta duy trì một trọng lượng cơ thể vừa phải có thể làm giảm được tình trạng đau khớp hiện hữu và ngăn ngừa hoặc hạn chế tiến triển của thoái hóa khớp.

Khi tình trạng thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ và vừa được quan tâm, các vấn đề điều trị bao gồm việc sử dụng các thuốc giảm đau không qua kê đơn và liệu pháp nhiệt để giảm đau. Các phác đồ điều trị trên thế giới đều khuyến nghị việc sử dụng paracetamol như là thuốc giảm đau đầu tay trong điều trị thoái hóa khớp.

Nếu bạn bị các triệu chứng đau khớp kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ cũng có thể kê các thuốc khác để điều trị các triệu chứng của thoái hóa khớp. Các liệu pháp vật lý trị liệu, bao gồm một số các bài tập để tăng cường sức mạnh, năng vận động, giảm cân và duy trì tinh thần lạc quan cũng là cách giúp điều trị thoái hóa khớp.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét