Chị Thu (Hoàng Cầu, Hà Nội) trước đây là nhân viên bán hàng, từ 2 năm trở lại đây chị làm nhân viên văn phòng. Với tính chất ngồi nhiều, ngồi cả ngày ở cơ quan nên mắt chị và lưng, vai thường xuất hiện triệu chứng nhức mỏi. Thậm chí, chị Thu ít khi rời khỏi chỗ ngồi do công việc bận.
Trước đây phòng chị có 2 người cùng san sẻ công việc nhưng nhiều tháng trở lại đây đồng nghiệp nghỉ sinh dài ngày nên chị Thu phải cáng đáng công việc một mình. Công việc chính là soạn thảo văn bản, các hợp đồng, giấy tờ nên chị phải dùng đến đôi tay gần như 8-9 tiếng mỗi ngày. Chưa kể có những hôm nhiều việc chị còn phải ngồi làm việc đến tận 12h đêm.
"Dịp cuối năm càng bận rộn, tay của tôi gần như hoạt động hết công suất. Thời gian gần đây, ở cổ tay thường mỏi, nặng nề, đôi khi như có kim châm. Đặc biệt có những khi ngủ dậy thấy tay bị tê đi, dù vẫn để trong chăn ấm", chị Thu kể.
Thời gian đầu chị Thu thấy bệnh có thuyên giảm, nhưng sau một thời gian những cơn đau, tê cứng như có kim châm vào các đầu ngón tay thường xuyên xuất hiện nhất là vào buổi đêm khiến chị khó ngủ. Bệnh ngày càng nặng hơn khiến chị có cảm giác các ngón tay của mình hình như đang bị teo nhỏ các hoạt động bình thường như cầm nắm trở nên khó khăn. Lúc này, chị Ngân mới tá hỏa đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Sau khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị mắc hội chứng ống cổ tay. Đây là căn bệnh mà dân văn phòng vẫn thường gặp phải. Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Hoàng Anh (Chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp) cho hay, đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nên nhiều người chủ quan, thậm chí coi thường. Những triệu chứng ban đầu khiến cho nhiều người nghĩ do mệt mỏi thông thường.
"Đó là cảm giác tê đầu các ngón trỏ, cái, cảm giác kiến bò ở các ngón trừ ngón áp út. Khi cầm nắm vật gì đó, ngủ dậy hay lái xe sẽ cảm giác khó chịu hơn. Cơ lực tay yếu, khi đang cầm đồ vật cảm giác không chắc chắn, có thể đánh rơi đồ vật xuống sàn, cử động tay chậm hơn", bác sĩ Hoàng Anh nói.
Những người dễ mắc hội chứng ống cổ tay là người lao động mà sử dụng tay nhiều, thợ sửa chữa máy móc, sửa xe, người lao động nặng như chặt thịt cá, béo phì, người mắc tiểu đường, người bị gút. Đối tượng dễ bị bệnh là nữ giới cao hơn nam giới. Nguyên nhân do ống cổ tay của nữ giới nhỏ hơn và nữ thường làm việc văn phòng liên quan đến máy tính, gõ bàn phím...
Cách phòng bệnh
Theo bác sĩ Hoàng Anh, để phòng bệnh cần giữ vệ sinh lao động đối với bàn tay, tránh tư thế cầm nắm thường xuyên, tránh động tác lập đi lập lại gập duỗi cổ tay, không dùng chuột vi tính lâu, dùng miếng lót cổ tay silicon khi dùng bàn phím đánh máy... Có thể uống Omega 3 làm tan mỡ, uống Vitamin 3B giúp lưu thông thần kinh tốt. Tập thể dục thư giãn cổ tay theo cách chống bàn tay lên mặt phẳng bàn, tập gập căng cổ tay giữ vài giây. Có thể tranh thủ tập giữa các giờ làm việc. Điều trị các bệnh lý có thể gây hẹp ống cổ tay như: Gãy xương vùng cổ tay, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân...
Về sự nguy hiểm của bệnh, trong những trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc phẫu thuật (mổ hở hay mổ nội soi) để ngăn chặn tình trạng tổn thương thần kinh không hồi phục.
Một số cơn đau, sưng, cứng khớp có thể xuất hiện sau phẫu thuật, trong đó phổ biến là cảm giác hơi đau ở lòng bàn tay vài tháng. Bạn có thể được đề nghị mang nẹp vải cổ tay cho đến 3 tuần và có thể sử dụng bàn tay của mình bình thường. Việc lái xe, tự chăm sóc bản thân, cầm nắm có thể thực hiện sớm sau phẫu thuật. Bác sĩ của bạn sẽ đề nghị khi nào bạn nên trở lại công việc.
Phẫu thuật cũng là một phương pháp để điều trị hội chứng ống cổ tay. Phương pháp này được dùng để điều trị cho những bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay do rối loạn chức năng hoặc tình trạng không cải thiện sau 12 tháng điều trị bảo tồn. Phẫu thuật gồm việc cắt dây chằng ngang cổ tay, mở rộng ống cổ tay và làm giảm áp lực tác động lên thần kinh giữa. Phẫu thuật thường thành công tuy nhiên trong một số trường hợp không làm giảm tê hoặc đau.
Trước đây phòng chị có 2 người cùng san sẻ công việc nhưng nhiều tháng trở lại đây đồng nghiệp nghỉ sinh dài ngày nên chị Thu phải cáng đáng công việc một mình. Công việc chính là soạn thảo văn bản, các hợp đồng, giấy tờ nên chị phải dùng đến đôi tay gần như 8-9 tiếng mỗi ngày. Chưa kể có những hôm nhiều việc chị còn phải ngồi làm việc đến tận 12h đêm.
"Dịp cuối năm càng bận rộn, tay của tôi gần như hoạt động hết công suất. Thời gian gần đây, ở cổ tay thường mỏi, nặng nề, đôi khi như có kim châm. Đặc biệt có những khi ngủ dậy thấy tay bị tê đi, dù vẫn để trong chăn ấm", chị Thu kể.
Thời gian đầu chị Thu thấy bệnh có thuyên giảm, nhưng sau một thời gian những cơn đau, tê cứng như có kim châm vào các đầu ngón tay thường xuyên xuất hiện nhất là vào buổi đêm khiến chị khó ngủ. Bệnh ngày càng nặng hơn khiến chị có cảm giác các ngón tay của mình hình như đang bị teo nhỏ các hoạt động bình thường như cầm nắm trở nên khó khăn. Lúc này, chị Ngân mới tá hỏa đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Sau khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị mắc hội chứng ống cổ tay. Đây là căn bệnh mà dân văn phòng vẫn thường gặp phải. Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Hoàng Anh (Chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp) cho hay, đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nên nhiều người chủ quan, thậm chí coi thường. Những triệu chứng ban đầu khiến cho nhiều người nghĩ do mệt mỏi thông thường.
"Đó là cảm giác tê đầu các ngón trỏ, cái, cảm giác kiến bò ở các ngón trừ ngón áp út. Khi cầm nắm vật gì đó, ngủ dậy hay lái xe sẽ cảm giác khó chịu hơn. Cơ lực tay yếu, khi đang cầm đồ vật cảm giác không chắc chắn, có thể đánh rơi đồ vật xuống sàn, cử động tay chậm hơn", bác sĩ Hoàng Anh nói.
Những người dễ mắc hội chứng ống cổ tay là người lao động mà sử dụng tay nhiều, thợ sửa chữa máy móc, sửa xe, người lao động nặng như chặt thịt cá, béo phì, người mắc tiểu đường, người bị gút. Đối tượng dễ bị bệnh là nữ giới cao hơn nam giới. Nguyên nhân do ống cổ tay của nữ giới nhỏ hơn và nữ thường làm việc văn phòng liên quan đến máy tính, gõ bàn phím...
Cách phòng bệnh
Theo bác sĩ Hoàng Anh, để phòng bệnh cần giữ vệ sinh lao động đối với bàn tay, tránh tư thế cầm nắm thường xuyên, tránh động tác lập đi lập lại gập duỗi cổ tay, không dùng chuột vi tính lâu, dùng miếng lót cổ tay silicon khi dùng bàn phím đánh máy... Có thể uống Omega 3 làm tan mỡ, uống Vitamin 3B giúp lưu thông thần kinh tốt. Tập thể dục thư giãn cổ tay theo cách chống bàn tay lên mặt phẳng bàn, tập gập căng cổ tay giữ vài giây. Có thể tranh thủ tập giữa các giờ làm việc. Điều trị các bệnh lý có thể gây hẹp ống cổ tay như: Gãy xương vùng cổ tay, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân...
Về sự nguy hiểm của bệnh, trong những trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc phẫu thuật (mổ hở hay mổ nội soi) để ngăn chặn tình trạng tổn thương thần kinh không hồi phục.
Một số cơn đau, sưng, cứng khớp có thể xuất hiện sau phẫu thuật, trong đó phổ biến là cảm giác hơi đau ở lòng bàn tay vài tháng. Bạn có thể được đề nghị mang nẹp vải cổ tay cho đến 3 tuần và có thể sử dụng bàn tay của mình bình thường. Việc lái xe, tự chăm sóc bản thân, cầm nắm có thể thực hiện sớm sau phẫu thuật. Bác sĩ của bạn sẽ đề nghị khi nào bạn nên trở lại công việc.
Phẫu thuật cũng là một phương pháp để điều trị hội chứng ống cổ tay. Phương pháp này được dùng để điều trị cho những bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay do rối loạn chức năng hoặc tình trạng không cải thiện sau 12 tháng điều trị bảo tồn. Phẫu thuật gồm việc cắt dây chằng ngang cổ tay, mở rộng ống cổ tay và làm giảm áp lực tác động lên thần kinh giữa. Phẫu thuật thường thành công tuy nhiên trong một số trường hợp không làm giảm tê hoặc đau.
(Theo Công luận- Vietnamnet)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét