Khoai tây chiên kiểu Pháp rất ngon, nhưng phải chú ý nguy cơ bị tiểu đường
Mỗi tuần ăn quá bảy bữa khoai tây, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 33%. Nếu mỗi tuần chỉ ăn từ hai đến bốn bữa, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chỉ tăng 7%. Vậy một bữa ở đây được tính như thế nào? Đó là tương đương với 100g. Cách chế biến khác nhau nhiệt lượng cũng khác nhau. Nhiệt lượng của một bữa khoai tây nướng tương đương 93kcal, cũng tương đương với nhiệt lượng của khoai tây nghiền. Nhưng nhiệt lượng của khoai tây chiên lại cao gấp ba lần.
Hiện nay khoai tây được coi là thực phẩm quan trọng nhất chỉ đứng sau ngũ cốc, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Có chứa nhiều thành phần như protein, khoáng chất, vitamin... được mệnh danh là “táo dưới lòng đất”. So với táo, vitamin C của khoai tây cao gấp 10 lần, vitamin nhóm B cao gấp 4 lần, các khoáng chất khác cao gấp vài lần, thậm chí là vài chục lần. Vỏ khoai tây rất giàu axit chlorogenic và hoạt chất chống oxy hoá ALA (alpha lipoic acid), axit chlorogenic có tác dụng chống oxy và ung thư, ALA có tác dụng làm mờ vết nám, phòng chống lão hoá da.
Ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ phòng chống lão hoá do tuổi già. Khoai tây rất giàu tinh bột đề kháng, ăn xong sẽ cảm thấy no bụng, nhưng nếu chế biến theo kiểu chiên hoặc quết phô mai thì nhiệt lượng sẽ rất cao, lại còn làm mất đi giá trị của tinh bột đề kháng, cho nên tốt nhất là chế biến theo kiểu salad, luộc hoặc sấy.
Bên cạnh đó, khoai tây rất dễ hút dầu, khoai tây chiên dầu ngoài tinh bột sẵn có, còn làm tăng đáng kể lượng dầu, nên nhiệt lượng của món này sẽ cao hơn rất nhiều so với cách cách chế biến khác. Mặt khác, sau khi đun nóng tinh bột khoai tây rất dễ tiêu hoá, như vậy sẽ làm cho đường huyết tăng rất nhanh.
Nghiên cứu này của học giả Isao Muraki của trường Đại học y tế công cộng Harvard Mỹ được đăng trên tạp chí “Diabetes Care”. Vì sức khoẻ, chúng ta không nên coi khoai tây như “rau xanh”.
Thực ra, hàm lượng tinh bột ở ngũ cốc thấp hơn khoai tây không nhiều, ăn nhiều ngũ cốc sẽ làm tăng gánh nặng cho đảo tuỵ, gây béo phì, huyết áp cao, mỡ máu... từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Mỗi ngày nên ăn một lượng khoai tây vừa phải, đồng thời chú ý cân bằng chế độ ăn uống và kiểm soát nhiệt lượng, như vậy sẽ hạn chế tối đa tác dụng tiêu cực của khoai tây.
Mỗi tuần ăn quá bảy bữa khoai tây, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 33%. Nếu mỗi tuần chỉ ăn từ hai đến bốn bữa, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chỉ tăng 7%. Vậy một bữa ở đây được tính như thế nào? Đó là tương đương với 100g. Cách chế biến khác nhau nhiệt lượng cũng khác nhau. Nhiệt lượng của một bữa khoai tây nướng tương đương 93kcal, cũng tương đương với nhiệt lượng của khoai tây nghiền. Nhưng nhiệt lượng của khoai tây chiên lại cao gấp ba lần.
Hiện nay khoai tây được coi là thực phẩm quan trọng nhất chỉ đứng sau ngũ cốc, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Có chứa nhiều thành phần như protein, khoáng chất, vitamin... được mệnh danh là “táo dưới lòng đất”. So với táo, vitamin C của khoai tây cao gấp 10 lần, vitamin nhóm B cao gấp 4 lần, các khoáng chất khác cao gấp vài lần, thậm chí là vài chục lần. Vỏ khoai tây rất giàu axit chlorogenic và hoạt chất chống oxy hoá ALA (alpha lipoic acid), axit chlorogenic có tác dụng chống oxy và ung thư, ALA có tác dụng làm mờ vết nám, phòng chống lão hoá da.
Ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ phòng chống lão hoá do tuổi già. Khoai tây rất giàu tinh bột đề kháng, ăn xong sẽ cảm thấy no bụng, nhưng nếu chế biến theo kiểu chiên hoặc quết phô mai thì nhiệt lượng sẽ rất cao, lại còn làm mất đi giá trị của tinh bột đề kháng, cho nên tốt nhất là chế biến theo kiểu salad, luộc hoặc sấy.
Bên cạnh đó, khoai tây rất dễ hút dầu, khoai tây chiên dầu ngoài tinh bột sẵn có, còn làm tăng đáng kể lượng dầu, nên nhiệt lượng của món này sẽ cao hơn rất nhiều so với cách cách chế biến khác. Mặt khác, sau khi đun nóng tinh bột khoai tây rất dễ tiêu hoá, như vậy sẽ làm cho đường huyết tăng rất nhanh.
Nghiên cứu này của học giả Isao Muraki của trường Đại học y tế công cộng Harvard Mỹ được đăng trên tạp chí “Diabetes Care”. Vì sức khoẻ, chúng ta không nên coi khoai tây như “rau xanh”.
Thực ra, hàm lượng tinh bột ở ngũ cốc thấp hơn khoai tây không nhiều, ăn nhiều ngũ cốc sẽ làm tăng gánh nặng cho đảo tuỵ, gây béo phì, huyết áp cao, mỡ máu... từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Mỗi ngày nên ăn một lượng khoai tây vừa phải, đồng thời chú ý cân bằng chế độ ăn uống và kiểm soát nhiệt lượng, như vậy sẽ hạn chế tối đa tác dụng tiêu cực của khoai tây.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét