Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để có được những lời khuyên từ những chuyên gia cho tình trạng bệnh của mình. Hãy tham khảo bài viết sau để có thể chủ động lên cho mình một thực đơn giúp “ăn no, đủ chất, nhưng đường huyết không tăng”.
Cách tính nhu cầu năng lượng hàng ngày
Nhu cầu năng lượng của người bệnh tiểu đường được các chuyên gia tính toán dựa trên chỉ số cân nặng lý tưởng (CNLT), giới tính và cường độ vận động, lao động. Người có cường độ lao động mạnh sẽ cần nhiều năng lượng hơn, nam cần nhiều năng lượng hơn nữ…
Trong đó, cân nặng lý tưởng (kg) được tính = (Chiều cao (cm) – 100) x 0,9
Từ việc xác định được CNLT, cường độ lao động… có thể tính ra nhu cầu năng lượng người bệnh cần trong ngày theo bảng sau:
Ví dụ: Bạn là nam cao 1,7 m và có cường độ lao động trung bình thì CNLT = (170-100) × 0.9 = 63 kg.
Và, nhu cầu năng lượng hàng ngày là 63 x 35 Kcal/kg/ngày = 2,205 Kcal/ngày.
Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người bệnh
Từ việc tính toán lượng calo cần thiết cho cơ thể, việc xây dựng thực đơn cho bệnh tiểu đường phải luôn đảm bảo các yêu cầu giúp ổn định lượng đường huyết, bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường…
Bữa sáng: Nên bao gồm các thực phẩm cân bằng các chất dinh dưỡng bao gồm tinh bột, hoa quả và protein. Hoặc cũng có thể ăn sáng nhẹ nhàng bằng một tô phở hoặc miến, mì.
Bữa trưa: Cần bổ sung nhiều rau xanh như bí đao, cà chua, ớt đỏ, cải xanh và dưa chuột. Để bổ sung protein, tốt nhất nên dùng thịt nạc thăn, thịt gà thì nên bỏ da.
Bữa tối: Bữa tối có thể bổ sung protein bằng các loại cá và đậu phụ. Rau xanh có thể sử dụng măng tây, súp lơ xanh, đậu Hà Lan, cà chua vì đây là những thực phẩm chứa nhiều các chất có lợi cho người tiểu đường như: chất chống oxy hóa, magie tốt cho tim mạch, giúp đào thải cholesterol ra ngoài.
Bảng thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm trong 100g
(Nguồn Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam)
Ngoài việc áp dụng thực đơn ăn kiêng, trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày người bệnh cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không bao giờ bỏ bữa ăn.
- Kiêng ăn uống các loại thực phẩm ngọt có chứa đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mứt, nước có gas, trái cây khô… và hạn chế ăn các loại thức ăn giàu tinh bột như cơm, mì, hủ tiếu, cháo…
- Tăng cường ăn rau, củ và các loại quả ít ngọt như thanh long, bưởi, cam , mận, sơri…
- Không ăn các loại da, phủ tạng động vật. Nên ăn cá nhiều hơn thịt, chú ý ăn các loại cá ít mỡ.
- Sử dụng thêm một số sản phẩm thực phẩm chức năng từ thảo dược giúp ổn định và kiểm soát đường huyết, giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét