Hội chứng chuyển hóa và những điều cần biết?

Ngày nay với lối sống hiện đại, thói quen ăn uống giàu năng lượng và ít hoạt động dẫn đến tình trạng béo phì ngày càng gia tăng tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam chúng ta.


Béo phì còn kéo theo một hội chứng đang lan rộng là nguồn cơn của các bệnh Tăng huyết áp, Đái tháo đường, bệnh gút… “Hội chứng chuyển hóa – Metabolic syndrome”.

Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp những yếu tố có nguy cơ quan trọng trong đó điểm chung là sự bất thường đề kháng insulin. Thuật ngữ dùng để chỉ người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường. Tình trạng béo phì, tăng huyết áp, cholesterol máu cao có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau. Bất thường đề kháng insulin thường có trước đái tháo đường typ 2 và bản thân nó đã là một tình trạng bệnh lý quan trọng cần thiết phải được điều trị.


Trong điều trị phải ưu tiên loại bỏ các yếu tố nguy cơ trước khi chứng gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy việc nghe theo tư vấn của bác sĩ trong thời gian điều trị là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân nên áp dụng tất cả những lời khuyên của bác sĩ không chỉ trong thời gian điều trị mà cả trong cuộc sống hằng ngày. Bằng cách tạo cho bản thân một chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học.

Hội chứng chuyển hóa là gì?

Hội chứng chuyển hoá (HCCH) là một tập hợp những yếu tố nguy cơ quan trọng mà mẫu số chung là sự bất thường đề kháng Insulin, Tăng Insulin máu trung ương (Betteridge), bao gồm:Tăng huyết áp, thừa cân, HDL cholesteron thấp, Triglycerid máu tăng, tăng đường huyết và đề kháng Insulin. Các yếu tố nguy cơ này nếu kết hợp với nhau sẽ làm tăng bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 ngay cả khi chúng chỉ mới hơi bất thường. Mặc khác LDL cao và tăng cholesteron toàn phần không phải là thành phần của MetS và do đó HCCH có thể coi là dạng nguy cơ “không LDL”

Khoảng 20-30% dân số của các nước phát triển mắc hội chứng này. Năm 2010, số người mắc căn bệnh này tại Mỹ được ước tính là vào khoảng 50-70 triệu người.


Làm thế nào để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa?

Theo NCEP ATP III ,HCCH được chẩn đoán khi có 3 tiêu chuẩn sau :

– Béo bụng trung tâm , được xác định bằng vòng eo >102 cm( > 40 inch) đối với nam, hoặc > 88cm ( > 35 inch ) đối với nữ .

– Triglycerides máu ³ 150 mg/dL (³ 1.70 mmol/L) và hoặc HDL-cholesteron < 40 mg/dL ( < 1.04 mmol/L ) đối với nam, hoặc < 50 mg/dL ( < 1.3 mmol/L ) đối với nữ .

– Bất dung nạp Glucoza : Đường huyết lúc đói ³ 110 mg/dL ( > 6.1 mmol/L ) .

Theo WHO, HCCH hiện diện khi có rối loạn đường huyết lúc đói hoặc bất dung nạp đường hoặc đái tháo đường kèm theo > 2 dấu hiệu sau :

– Béo phì trung tâm xác định bằng tỉ số eo / hông > 0.85 đối với nữ hoặc > 0.9 đối với nam và hoặc béo phì toàn thể xác định bằng BMI > 30 kg/ m2 .

– Triglycerides > 150 mg/dL và hoặc HDL _C < 40 mg/dL

– Huyết áp ³ 140 /90 mmHg .

– Đạm niệu vi thể, tốc độ thải Albumin qua nước tiểu ³ 20 mg/ph hoặc tỉ Albumin /creatinin ³ 30 mg/g .

Gần đây, tại hội nghị khoa học thường niên của viện Tim Mạch Hoa Kỳ ( ACC ) lần thứ 5 tại Chicago về HCCH, S. Mora ( Viện y học Johns Hopkins Baltimore ) đã đặt vấn đề có nên xem sự gia tăng Protein C phản ứng ( C-reatine protein ) như là một phần của HCCH hay không ? Vì nghiên cứu của các tác giả đã cho thấy viêm mạn tính có tương quan mạnh với MetS với sự khác biệt có ý nghĩa ( P < 0.0001) về CRP ở những người bị MetS ( 5.7) so với người không có MetS (4.0 mg/l).

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

HCCH có liên quan tới tình trạng đề kháng insulin. Insulin là một hormon do tụy sản xuất ra có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.

Bình thường thức ăn được tiêu hóa thành đường (glucosse). Glucose này được máu mang tới các tổ chức của cơ thể, ở đó các tế bào sử dụng glucose làm nguồn năng lượng. Glucose này vào được trong tế bào là nhờ insulin. Ở người có đề kháng insulin, glucose không thể vào tế bào một cách dễ dàng. Cơ thể phản ứng bằng cách sản suất nhiều hơn các insulin (thường là loại kém phẩm chất) để giúp glucose vào tế bào. Kết quả là nồng độ insulin tăng cao trong máu. Tình trạng này đôi khi dẫn đến đái tháo đường khi tuyến tụy không có khả năng tiết đủ insulin để điều chỉnh đường huyết về mức bình thường.

Ngay cả khi mức glucose trong máu chưa đủ cao tới mức được coi là đái tháo đường thì nồng độ glucose máu tăng lên vẫn có thể có hại. Trong thực tế, các bác sĩ gọi đây là tình trạng “tiền đái tháo đường”. Nồng độ insulin máu tăng lên sẽ làm tăng triglycerrid máu và các chất béo khác. Tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng tới thận và làm huyết áp cao hơn lên. Tất cả các tác hại do hiện tượng kháng insulin gây ra trên đây gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và các bệnh khác.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét