1. Uống rượu
Theo India Times, uống rượu quá nhiều có thể góp phần làm giảm khối lượng xương, hao mòn tế bào tạo xương, tăng nguy cơ rạn xương và làm chậm quá trình lành vết thương ở khu vực này.
Uống nhiều hơn 1- 2 ly mỗi tuần có thể làm mất 2% khối lượng xương trong vòng một năm. Ngoài ra, uống rượu còn làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và vitamin D, cả hai đều cần thiết cho sự hình thành xương.
2. Hút thuốc
Thuốc lá có thể tác động trực tiếp lên xương. Các thành phần trong khói thuốc như dioxin ảnh hưởng đến chu kỳ tái tạo tự nhiên của xương. Nó gây cản trở hình thành xương mới khỏe mạnh, tăng nguy cơ ngã, một yếu tố chính gây gãy xương.
Hút thuốc và uống rượu là thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương khớp và cơ bắp.
3. Tập thể dục quá ít hoặc quá sức
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp, một chế độ vận động thường xuyên với cường độ phù hợp cũng giúp xương khớp thêm dẻo dai.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu hoạt động thể chất tăng nguy cơ loãng xương so với những người tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục cũng làm tăng sức mạnh cơ bắp và sự phối hợp của cơ thể, giúp bạn tránh té ngã và tình huống khác gây ra gãy xương.
Tuy nhiên, tập thể dục quá sức lại có thể gây căng thẳng cơ, dẫn đến tình trạng viêm (sưng và đau), căng cơ hoặc tổn thương các mô. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày và nhiều nhất là 5 lần/tuần.
4. Lạm dụng caffeine
Caffein có trong cà phê có thể kích thích thận bài tiết canxi từ cơ thể loại thải ra ngoài, khiến xương yếu đi và dễ gãy. Với mỗi 100 mg caffeine nạp vào cơ thể, bạn sẽ mất đi 6 mg canxi. Ngoài ra, uống quá nhiều cà phê cũng làm mật độ xương thấp hơn, cản trở tăng trưởng tự nhiên.
5. Uống quá nhiều nước ngọt
Uống 3 lon nước ngọt trở lên mỗi ngày có thể gây hại cho hệ thống xương khớp và cơ bắp trong cơ thể. Nguyên nhân là do axit photphoric trong nước ngọt sẽ đào thải canxi cần thiết của cơ thể qua nước tiểu.
Theo India Times, uống rượu quá nhiều có thể góp phần làm giảm khối lượng xương, hao mòn tế bào tạo xương, tăng nguy cơ rạn xương và làm chậm quá trình lành vết thương ở khu vực này.
Uống nhiều hơn 1- 2 ly mỗi tuần có thể làm mất 2% khối lượng xương trong vòng một năm. Ngoài ra, uống rượu còn làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và vitamin D, cả hai đều cần thiết cho sự hình thành xương.
2. Hút thuốc
Thuốc lá có thể tác động trực tiếp lên xương. Các thành phần trong khói thuốc như dioxin ảnh hưởng đến chu kỳ tái tạo tự nhiên của xương. Nó gây cản trở hình thành xương mới khỏe mạnh, tăng nguy cơ ngã, một yếu tố chính gây gãy xương.
Hút thuốc và uống rượu là thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương khớp và cơ bắp.
3. Tập thể dục quá ít hoặc quá sức
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp, một chế độ vận động thường xuyên với cường độ phù hợp cũng giúp xương khớp thêm dẻo dai.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu hoạt động thể chất tăng nguy cơ loãng xương so với những người tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục cũng làm tăng sức mạnh cơ bắp và sự phối hợp của cơ thể, giúp bạn tránh té ngã và tình huống khác gây ra gãy xương.
Tuy nhiên, tập thể dục quá sức lại có thể gây căng thẳng cơ, dẫn đến tình trạng viêm (sưng và đau), căng cơ hoặc tổn thương các mô. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày và nhiều nhất là 5 lần/tuần.
4. Lạm dụng caffeine
Caffein có trong cà phê có thể kích thích thận bài tiết canxi từ cơ thể loại thải ra ngoài, khiến xương yếu đi và dễ gãy. Với mỗi 100 mg caffeine nạp vào cơ thể, bạn sẽ mất đi 6 mg canxi. Ngoài ra, uống quá nhiều cà phê cũng làm mật độ xương thấp hơn, cản trở tăng trưởng tự nhiên.
5. Uống quá nhiều nước ngọt
Uống 3 lon nước ngọt trở lên mỗi ngày có thể gây hại cho hệ thống xương khớp và cơ bắp trong cơ thể. Nguyên nhân là do axit photphoric trong nước ngọt sẽ đào thải canxi cần thiết của cơ thể qua nước tiểu.
Theo Phương Mai - Zing.vn
0 nhận xét :
Đăng nhận xét