Một số yếu tố nguy cơ làm tăng bệnh tim mạch bao gồm: Bệnh tiểu đường, cholesterol cao, béo phì, hút thuốc, lười vận động hoặc huyết áp cao... Bệnh tim mạch có nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe phụ nữ. Thế nhưng cũng có nhiều người hiểu sai về những nguy cơ gây ra bệnh này và những tác hại của bệnh đối với sức khỏe.
Dưới đây là 7 hiểu lầm về bệnh tim mạch ở phụ nữ mà bạn nên biết.
1. Phụ nữ chết vì ung thư vú nhiều hơn là do bệnh tim mạch
Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới năm 2004 cho thấy bệnh tim mạch đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người lớn tuổi trên toàn thế giới, đặc biệt nữ giới chết nhiều hơn nam giới. Mỗi năm phụ nữ tử vong do bệnh tim và đột quỵ nhiều hơn cả ung thư, sốt rét và nhiễm HIV/ AIDS.
Ngày nay, nhiều phụ nữ cho rằng ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. Tuy nhiên thực tế lại là cứ hai phụ nữ lại có 1 người sẽ chết vì bệnh tim mạch, trong khi đó cứ 25 người mới có 1 người chết vì ung thư vú.
2. Bệnh tim không ảnh hưởng đến phụ nữ cho đến tận khi mãn kinh
Sự thật là gì? Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim ở mọi lứa tuổi. Trong khi thực ra là các triệu chứng và chẩn đoán xuất hiện phổ biến hơn với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh khi sự sụt giảm estrogen và progesterone tự nhiên khiến cơ thể nhạy cảm hơn với cholesterol, các vấn đề về huyết áp và lượng mỡ trong cơ thể cao hơn, phụ nữ trẻ cũng có thể gặp phải các tình trạng trên.
Bất cứ chị em nào cũng cần hết sức lưu ý 2 thời điểm dễ phát triển bệnh tim mạch trong cuộc đời. Đầu tiên là thời điểm mang thai. Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc tiền sản giật (hai điều kiện đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim) có thể được nhắm làm mục tiêu và có lẽ việc bắt tay vào thay đổi lối sống sẽ góp phần giúp chúng ta tránh xa khỏi bệnh tim mạch.
Thời điểm thứ hai chính là ở giai đoạn mãn kinh khi sự cân bằng hormone trong cơ thể có nhiều thay đổi đáng kể.
3. Các triệu chứng đau tim của nam và nữ hoàn toàn giống nhau
Sự thật là: Các triệu chứng đơn giản (đau cánh tay, lợi, họng hay ngực) là phổ biến ở cả nam và nữ. Tuy nhiên các triệu chứng không thuộc đau ngực như xì hơi, thở gấp gần như phổ biến với nữ giới hơn là ở nam giới. Những triệu chứng này xuất hiện với 38% ở nữ so với 27% ở nam. Và đặc biệt với phụ nữ có tuổi lớn hơn có xu hướng có các triệu chứng về tâm lý và căng thẳng.
Các bác sỹ cũng phát hiện ra rằng phụ nữ thường quan niệm rằng các triệu chứng này là do các nguyên nhân khác gây ra (như tuổi tác, lịch trình bận rộn của công việc hay gia đình) chứ không phải là một cơn đau tim.
Nếu bạn cảm thấy điều gì khác thường trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc khi bạn đang thực hiện các hoạt động thường ngày, và bạn cảm thấy không đủ năng lượng hay bị hụt hơi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Chị em nên chú ý đến cảm xúc của mình và nếu các triệu chứng bất thường hoặc kỳ lạ xảy ra, hãy đi gặp bác sỹ ngay lập tức.
4. Bạn không thể tập thể thao nếu bạn mắc bệnh tim
Phụ nữ mắc bệnh tim mạch thực sự nên có các hoạt động thể chất như là tập thể thao để ngăn chặn bệnh phát triển. Tuy nhiên trước khi tập, hãy đảm bảo rằng bác sỹ cho phép bạn làm như vậy. Việc tập thể thao nên được thực hiện sau khi được bác sỹ đánh giá. Nếu tình trạng bệnh tim của bạn thích hợp trong giai đoạn thay đổi thuốc thì nó có thể được kiểm soát và bạn có thể tập thể thao được.
5. Liệu pháp thay hormone có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch
Nếu bạn đang trong giai đoạn mãn kinh, liệu pháp thay thế hormone không ngăn ngừa được bệnh tim mạch. Cả tổ chức Nghiên cứu về tim và thay thế estrogen/Progestin và Tổ chức WHI kết luận rằng liệu pháp thay hormone không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nó chỉ nên dùng để kiểm soát hệ thống hormone thời kỳ mãn kinh.
Nếu bạn mãn kinh và mong muốn giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, đây là các bước bạn nên thực hiện: không hút thuốc lá, duy trì cân nặng bình thường, tập thể dục cường độ vừa phải và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu bạn bị cao huyết áp hay tiểu đường (2 điều kiện làm tăng nguy cơ bạn mắc bệnh tim), chúng có thể được điều trị bằng cách tập thể dục, chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc.
6. Nếu gia đình bạn có tiền sử mặc bệnh tim, bạn không thể tránh được bệnh này
Thật may mắn rằng, đây chỉ là lời đồn. Nếu bạn theo các hướng dẫn về các yếu tố nguy cơ của bệnh tim và dừng hút thuốc, có chế độ ăn đúng đắn và thường xuyên tập thể thao, bạn có thể giảm nguy cơ tử vong vì đau tim xuống 82%. Bằng việc có một chiến lược lành mạnh, bạn có thể giảm nguy cơ xuống một cách bất ngờ ngay cả khi gia đình bạn có tiển sử mắc bệnh tim mạch.
7. Thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Với hầu hết phụ nữ, thuốc tránh thai dạng uống không khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tuy nhiên với một phần nhỏ dân số thì loại thuốc này có thể liên quan đến gia tăng đông máu và nhồi máu cơ tim. Nếu bạn trên 40 tuổi, hút thuốc lá, cao huyết áp hoặc rối loạn đông máu nhất định, uống thuốc tránh thai có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim.
Dưới đây là 7 hiểu lầm về bệnh tim mạch ở phụ nữ mà bạn nên biết.
1. Phụ nữ chết vì ung thư vú nhiều hơn là do bệnh tim mạch
Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới năm 2004 cho thấy bệnh tim mạch đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người lớn tuổi trên toàn thế giới, đặc biệt nữ giới chết nhiều hơn nam giới. Mỗi năm phụ nữ tử vong do bệnh tim và đột quỵ nhiều hơn cả ung thư, sốt rét và nhiễm HIV/ AIDS.
Ngày nay, nhiều phụ nữ cho rằng ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. Tuy nhiên thực tế lại là cứ hai phụ nữ lại có 1 người sẽ chết vì bệnh tim mạch, trong khi đó cứ 25 người mới có 1 người chết vì ung thư vú.
2. Bệnh tim không ảnh hưởng đến phụ nữ cho đến tận khi mãn kinh
Sự thật là gì? Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim ở mọi lứa tuổi. Trong khi thực ra là các triệu chứng và chẩn đoán xuất hiện phổ biến hơn với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh khi sự sụt giảm estrogen và progesterone tự nhiên khiến cơ thể nhạy cảm hơn với cholesterol, các vấn đề về huyết áp và lượng mỡ trong cơ thể cao hơn, phụ nữ trẻ cũng có thể gặp phải các tình trạng trên.
Bất cứ chị em nào cũng cần hết sức lưu ý 2 thời điểm dễ phát triển bệnh tim mạch trong cuộc đời. Đầu tiên là thời điểm mang thai. Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc tiền sản giật (hai điều kiện đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim) có thể được nhắm làm mục tiêu và có lẽ việc bắt tay vào thay đổi lối sống sẽ góp phần giúp chúng ta tránh xa khỏi bệnh tim mạch.
Thời điểm thứ hai chính là ở giai đoạn mãn kinh khi sự cân bằng hormone trong cơ thể có nhiều thay đổi đáng kể.
3. Các triệu chứng đau tim của nam và nữ hoàn toàn giống nhau
Sự thật là: Các triệu chứng đơn giản (đau cánh tay, lợi, họng hay ngực) là phổ biến ở cả nam và nữ. Tuy nhiên các triệu chứng không thuộc đau ngực như xì hơi, thở gấp gần như phổ biến với nữ giới hơn là ở nam giới. Những triệu chứng này xuất hiện với 38% ở nữ so với 27% ở nam. Và đặc biệt với phụ nữ có tuổi lớn hơn có xu hướng có các triệu chứng về tâm lý và căng thẳng.
Các bác sỹ cũng phát hiện ra rằng phụ nữ thường quan niệm rằng các triệu chứng này là do các nguyên nhân khác gây ra (như tuổi tác, lịch trình bận rộn của công việc hay gia đình) chứ không phải là một cơn đau tim.
Nếu bạn cảm thấy điều gì khác thường trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc khi bạn đang thực hiện các hoạt động thường ngày, và bạn cảm thấy không đủ năng lượng hay bị hụt hơi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Chị em nên chú ý đến cảm xúc của mình và nếu các triệu chứng bất thường hoặc kỳ lạ xảy ra, hãy đi gặp bác sỹ ngay lập tức.
4. Bạn không thể tập thể thao nếu bạn mắc bệnh tim
Phụ nữ mắc bệnh tim mạch thực sự nên có các hoạt động thể chất như là tập thể thao để ngăn chặn bệnh phát triển. Tuy nhiên trước khi tập, hãy đảm bảo rằng bác sỹ cho phép bạn làm như vậy. Việc tập thể thao nên được thực hiện sau khi được bác sỹ đánh giá. Nếu tình trạng bệnh tim của bạn thích hợp trong giai đoạn thay đổi thuốc thì nó có thể được kiểm soát và bạn có thể tập thể thao được.
5. Liệu pháp thay hormone có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch
Nếu bạn đang trong giai đoạn mãn kinh, liệu pháp thay thế hormone không ngăn ngừa được bệnh tim mạch. Cả tổ chức Nghiên cứu về tim và thay thế estrogen/Progestin và Tổ chức WHI kết luận rằng liệu pháp thay hormone không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nó chỉ nên dùng để kiểm soát hệ thống hormone thời kỳ mãn kinh.
Nếu bạn mãn kinh và mong muốn giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, đây là các bước bạn nên thực hiện: không hút thuốc lá, duy trì cân nặng bình thường, tập thể dục cường độ vừa phải và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu bạn bị cao huyết áp hay tiểu đường (2 điều kiện làm tăng nguy cơ bạn mắc bệnh tim), chúng có thể được điều trị bằng cách tập thể dục, chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc.
6. Nếu gia đình bạn có tiền sử mặc bệnh tim, bạn không thể tránh được bệnh này
Thật may mắn rằng, đây chỉ là lời đồn. Nếu bạn theo các hướng dẫn về các yếu tố nguy cơ của bệnh tim và dừng hút thuốc, có chế độ ăn đúng đắn và thường xuyên tập thể thao, bạn có thể giảm nguy cơ tử vong vì đau tim xuống 82%. Bằng việc có một chiến lược lành mạnh, bạn có thể giảm nguy cơ xuống một cách bất ngờ ngay cả khi gia đình bạn có tiển sử mắc bệnh tim mạch.
7. Thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Với hầu hết phụ nữ, thuốc tránh thai dạng uống không khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tuy nhiên với một phần nhỏ dân số thì loại thuốc này có thể liên quan đến gia tăng đông máu và nhồi máu cơ tim. Nếu bạn trên 40 tuổi, hút thuốc lá, cao huyết áp hoặc rối loạn đông máu nhất định, uống thuốc tránh thai có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim.
(Nguồn: BestHealthMag)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét