Axit uric trong máu cao là dấu hiệu của bệnh gút.
Trong việc chẩn đoán bệnh gút việc đo nồng độ axit uric trong máu là một nhân tố quyết định xác định bệnh đang ở giai đoạn nào. Nồng độ axit uric cao có thể gây lắng đọng tinh thể muối urat tại các ổ khớp…
Axit uirc là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin. Thực phẩm chứa nhiều purin được tìm thấy trong một số thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, hải sản, đậu Hà Lan, bia, rượu …
Bình thường axit uric được đào thải ra ngoài qua hệ bài tiết. Nhưng vì một lý do nào đó bằng đường ăn uống khiến cho việc tổng hợp axit uric tăng cao hoặc do chức năng của thận bị suy giảm do các bệnh liên quan hoặc do lượng axit uric tăng cao là giảm chức năng đào thải của thận…
Nồng độ axit uric trong máu tăng cao nhưng sẽ không xuất hiện các triệu chứng, các cơn gút cấp do chưa có việc lắng đọng tinh thể axit uric ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gút cấp. Khi đó, tăng acid uric máu đã tiến triển thành bệnh gút.
Lượng axit uric trong máu bao nhiêu cần phải chú ý.
Nếu nồng độ axit uric trong máu và các lưu ý
Việc kiểm tra lượng axit uric trong máu thường xuyên là rất quan trọng nếu bạn là người thường xuyên phải đi tiếp khách hay phải ăn nhậu, ăn nhiều hải sản, phủ tạng động vật và thịt đỏ.
Dựa vào nồng độ axit uric trong máu cao hay thấp mà có thể chuẩn đoán nguy cơ mắc bệnh. Chỉ số axit uric phải là một con số chính xác không phải là một kết quả định tính như cao, bình thường, hay thấp. Bởi vì mỗi mức chỉ số axit uric mô tả tình trạng bệnh của bệnh nhân gút đang ở mức độ nguy hiểm nào. Bệnh nhân có thể dựa vào chỉ số axit uric để xác định mức độ diễn biến của bệnh gút.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét