Ăn uống thanh đạm vẫn có nguy cơ mắc bệnh gút

Ăn uống thanh đạm tại sao vẫn mắc bệnh gút?

Trước đây người ta vẫn định nghĩa bệnh gút là “bệnh của vua chú a” chỉ có những người có cuộc sống sung túc và đầy đủ mới bị mắc. Nhưng định nghĩa này đã làm cho nhiều người phải vỡ mộng khi bản thân ăn uống thanh đạm với cuộc sống bình dị lại bị mắc bệnh gút vậy nguyên nhân là do đâu.


Nguyên nhân gây bệnh gút là hậu quả của rối loạn chuyển hóa pruin, dẫn tới nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Do đó kể cả những người ăn uống thanh đạm ăn chay cũng có nguy cơ mắc bệnh gút. Việc hình thành các tinh thể natri urat được hình thành và lắng đọng tại các ổ khớp, sụn, xương hay tổ chức dưới da (vành tai)… Và khi chúng kết tinh đạt đến một lượng nhất định sẽ gây cơn gút cấp.


Khi xuất hiện cơn gút cấp rất đột ngột và gây đau đớn dữ dội, người bệnh sẽ có biểu hiện sưng đau và nóng đỏ tại các khớp (hay gặp nhất ở đa số người bệnh là ngón chân cái), kèm theo sốt nhẹ. Mức độ đau do các cơn gút cấp rất khủng khiếp, khiến người bệnh ám ảnh và không thể thực hiện bất kì cử động nào mà chỉ có thể nằm một chỗ. Gút được gọi là “vua của các loại bệnh” không chỉ vì mức độ đau và nguy cơ mất vận động mà còn bởi những biến chứng nghiêm trọng khác như suy thận, tăng huyết áp… Những biến chứng này chính là “cửa ngõ” dẫn tới tử vong nếu không chữa trị đúng cách

Những biến chứng của bệnh gút

Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút là axit uric trong các hạt tophi hòa tan ngược trở lại máu và lắng đọng tại thận tạo thành sỏi urat gây sỏi thận. Bên cạnh đó những người bị bệnh gút còn có thể bị tăng huyết áp do axit uric lắng đọng tại thành mạch máu, suy tim và các bệnh mãn tính khác.


Nếu không được điều trị bệnh gút kịp thời và đúng cách bệnh nhân có thể bị tổn thương xương khớp nghiêm trọng mất khả năng di chuyển chỉ có thể nằm một chỗ, các hạt tophi vỡ là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây nhiễm khuẩn huyết tùy vào mức độ nhiễm khuẩn mà có thể có các biến chứng khác nhau nhưng nếu không được xử lý người bệnh có thể bị tử vong do nhiễm khuẩn.

Để quá trình điều trị có kết quả tốt người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng riêng. Hạn chế những chất đạm và thực phẩm giàu chất purin (phủ tạng của động vật) không uống rượu bia, tăng cường bổ xung rau xanh đặc biệt là những loại rau giúp đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Uống nhiều nước, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tái khám định kì để theo dõi tình trạng của bệnh thường xuyên
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét