Như chúng ta đã biết nguyên nhân gây bệnh gút chủ yếu là do lắng đọng tinh thể axit uric tại các khớp đặc biệt là khớp ngón chân cái
Về nguyên nhân tăng tăng axit uric sẽ có những nguyên nhân chính sau đây:
– Suy giảm khả năng bài tiết axit uric: Thường gặp trong trường hợp ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin chủ yếu hay gặp trong gia đình đa phần là do uống nhiều rượu
Tạo axit uric bẩm sinh : trường hợp này hiếm gặp < 1% do có các bất thường về enzym: thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT), hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphoribosylpyrophosphate (PRPP).
Nguyên nhân còn lại khoảng 10% là tình trạng tăng acid uric thứ phát: tăng sản xuất acid uric do ăn uống nhiều thức ăn có nhân purin (đặc biệt các thịt màu đỏ như chó, bò, dê, cá biển…); uống nhiều rượu; tăng hủy tế bào gặp trong bệnh đa u tuỷ xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemie), dùng hóa chất gây độc tế bào trong điều trị ung thư; bệnh vẩy nến…
Tăng acid uric thứ phát còn do giảm bài tiết acid uric ở thận. Nhóm này có các nguyên nhân như nghiện rượu, suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tình trạng nhiễm toan ceton trong bệnh đái tháo đường hay nhịn đói lâu ngày, tình trạng nhiễm toan lactic ở người nghiện rượu.
Một trong những nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric là do sử dụng thuốc. Các thuốc thường gặp là aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; đa số các thuốc lợi tiểu dùng kéo dài (trừ nhóm spironolactone) như thiazide, furosemide; thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamid; các thuốc acid ethacrynic, acid nicotinic…
Nguồn TT
0 nhận xét :
Đăng nhận xét