Các loại sỏi thận thường gặp
Sỏi đường tiết niệu hay sỏi thận là một bệnh thường gặp của người dân Việt Nam và rất hay tái phát do sự hình thành sỏi của một số thành phần trong nước tiểu trong một số điều kiện như thay đổi độ PH của nước tiểu hay do nồng độ của các chất khoáng hay các thành phần khác trong nước tiểu, sự ứ trệ lưu thông của nước tiểu. Nếu căn cứ theo thành phần hóa học của sỏi, người ta chia ra 5 loại sỏi:
– Sỏi calci (80-85%) gồm 2 loại calci oxalat và calci phosphat. Calci oxalat có màu nâu đen xù xì nhiều gai và rất rắn, sỏi calci phosphat có màu trắng ngà, nhẵn như viên đá cuội, tạo thành nhiều vòng đồng tâm rắn.
– Sỏi urat (5-10%) được tạo thành từ axit uric gặp ở những người bị bệnh gút, sỏi có màu nâu sáng không cản quang nên chụp xquang không phát hiện được mà phải làm siêu âm thận tiết niệu.
– Sỏi struvit (3%), còn gọi là sỏi nhiễm khuẩn vì nó chỉ hình thành ở những người nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính loại vi khuẩn có men phân giải ure (urease) và pH nước tiểu rất kiềm (pH>8), công thức hóa học của sỏi này là MgNH4PO4.2H2O, sỏi san hô thường là loại sỏi này.
– Sỏi cystin (0,5%): Cystin là acid amin, nó chỉ hình thành sỏi đường niệu ở những trẻ em mắc bệnh bẩm sinh di truyền rối loạn chuyển hóa acid amin, những trẻ này đái ra rất nhiều cystin và các acid amin khác, cystin kết tinh tạo thành sỏi, đây là sỏi hữu cơ không cản quang.
– Một số sỏi hiếm gặp khác (Sỏi silica, sỏi menamin…), đây là các loại sỏi chỉ hình thành trong những điều kiện đặc biệt như trẻ em uống nhiều sữa có Menamin sẽ hình thành sỏi tiết niệu, trước đây người ta uống một loại thuốc để chung hòa acid dạ dày dã tạo ra sỏi silica, khi ngừng sử dụng các loại trên thì sỏi không được hình thành nữa
Dinh dưỡng phòng ngừa bệnh sỏi thận
Chế độ ăn uống rất quan trọng bệnh sỏi thận có thể trầm trọng hoặc thiên giảm một phần do việc ăn uống. Chế độ ăn uống cũng phụ thuộc vào thành phần có trong sỏi. Nhưng có những nguyên tác chung mà người bệnh nên thực hiện đầu tiên là không uống dưới 2 lít nước mỗi ngày.
Cần cung cấp đủ lượng caxi cho cơ thể, các lọi thực phẩm giàu kali, magie, vitamin B, phylate, giảm protein động vật (5-7g một ngày), giảm muối (2-4 g/ngày), giảm đường sucrose… để phòng ngừa sỏi canxi. Các loại nước uống ảnh hưởng đến tạo sỏi canxi là cà phê, trà, rượu, sữa, nước bưởi…
Có thể phòng ngừa sỏi thận bằng cách hạn chế các loại thịt đỏ, hải sản, thịt gà giảm lượng purin ăn vào, giảm sản xuất axit uric, kiềm hóa nước tiểu. Nên ăn nhiều trái cây, rau quả nhằm kiềm hóa nước tiểu và giảm nguy cơ tạo tinh thể axit uric.
Với sỏi cystein, chế độ ăn cần chú ý hạn chế muối trong khẩu phần ăn nhằm giúp giảm bài tiết cystein trong nước tiểu. Ăn nhiều trái cây, rau quả giảm bớt thịt gà, đồ biển…
Bác sĩ Bách khuyến cáo, xét nghiệm thành phần nước tiểu nếu có dấu hiệu bất thường thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa bệnh. Nếu nước tiểu nhiều canxin, cần cung cấp đủ canxi, giảm protein động vật, muối, đường sucrose. Nếu nhiều acid uric, cần giảm thức ăn có chứa purine. Nếu nhiều oxalate, cần tránh các thực phẩm chứa nhiều oxalate, vitamin C, ăn đủ calnxi. Với nước tiểu ít thành phần citrat, nên ăn thêm trái cây, rau quả, giảm protein động vật, uống nhiều nước chanh (có nhiều citrate) giúp giảm hấp thu muối, canxi, protein trong thức ăn.
-
Blogger Comment
-
Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét