Bệnh gút kiêng ăn gì?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gút đã được chứng minh là do axit uric trong máu tăng cao. Axit uric trong máu tăng cao chỉ yếu là do axit uric ngoại sinh là sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin trong thức ăn. Chính vì vậy khi điều trị bệnh gút người bệnh cần phải thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý và kiêng kỵ những tác nhân làm axit uric trong máu tăng cao.

Ngày nay cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, đã nghiên cứu và khẳng định bệnh gút không còn là bệnh của người giàu mà là bệnh của toàn xã hội bất kì ai cũng có thể mắc bệnh gút. Khi thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học, ăn quá nhiều chất đạm hoặc chế độ ăn chay trường không hợp lý.

Quà trình điều trị bệnh gút bằng các kiểm soát lượng axit uric máu trong cơ thể kết hợp với thuốc chống viêm, giảm đau với chế độ ăn uống phù hợp để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh làm giảm các biến chứng mà bệnh sẽ gây nên.

Bệnh gút nên ăn gì?

Chọn những thực phẩm chứa ít nhân purin như: ngũ cốc, bơ, rau quả đặc biệt là rau quả có mầu xanh, các loại hạt…đặc biệt là trứng, sữa không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng. Nhưng tuyệt nhiên nên tránh uống sữa đậu nành.

Chọn thực phẩm giầu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giải thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng giảm sự hình thành axit uric.

Uống nhiều nước tối thiểu là 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên lời khuyên của các bác sĩ là không nên uống nước để tránh đi tiểu đêm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một yếu tố cũng quan trọng không kém chính là yếu tố tinh thần, Nên giữ cho mình một tâm lý thoải mái, không thức khuya không tạo áp lực cho bản thân mình tránh làm cho bản thân bị stress.

Bệnh gút kiêng ăn gì?


Tuyệt đối nên tránh những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như: Phủ tạng động vật, hải sản các loại, các loại thịt có mầu đỏ, các loại đậu… Tránh ăn các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ… để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.

Tránh ăn các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit trong cơ thể.

Giảm bớt lượng đạm từ đạm động vật nói chung như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt … và đạm thực vật như đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…
Không uống bất kỳ một dạng chất cồn, đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

Giảm các đồ uống có vị chua như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.

Lưu ý:

Người đang trong quá trình điều trị bênh gút không nên kiêng khem quá mức ngay lập tức. Vì cơ thể cần có thời gian để thích nghi với việc ăn kiêng. Hạn chế lượng purin đưa vào cơ thể những không nên kiêng quá mức sẽ gây thiếu protein sẽ sinh ra các bện lý khác. Cũng không nên ăn qua nhiều làm thúc đấy bệnh gút tiến triển nặng thêm. Không nên ăn khuya để giảm gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh axit uric).

Bên cạnh việc cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì người bệnh cũng cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao, không để bị thừa cân, béo phì.

Trước khi tiến hành một chế độ ăn kiêng và tập luyện bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét