Sỏi thận và những điều cần biết

Sỏi thận là bệnh thường gặp ở Việt Nam, chiếm tỉ lệ 10-15% dân số. Con số này không ngừng tăng lên theo các năm. Bệnh thường không có các triệu chứng để nhận biết khi các viên sỏi vừa mới được hình thành và kích thước còn tương đối nhỏ. Bệnh đang có xu hướng tấn công sang 2 đối tượng ít có nguy cơ hơn là trẻ em và phụ nữ.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là một bệnh xảy ra do những rối loạn thường gặp ở đường tiết niệu. Sỏi thận nhỏ, cứng được kết tinh từ muối khoáng và axit bên trong thận. Nước tiểu đào thải chất thải trong đó bao gồm các hóa chất khác nhau bao gồm canxi, oxalat, urat, cystein, xanthine và phosphate. Khi nước tiểu quá đặc, có nghĩa là có quá nhiều chất thải và quá ít chất lỏng, tinh thể bắt đầu phát triển. Dần dần, các tinh thể có thể nối lại với nhau và tạo thành một tinh thể rắn lớn.

Nguyên nhân gây sỏi thận

Hiện nay chưa thể xác định nguyên nhân gây ra sỏi thận. Hiện nay thông qua thực tiễn cho thấy có nhiều loại sỏi thận và có thể giúp nguyên nhân gây sỏi thận.
Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến nhất hiện nay.
Sỏi oxalat được tạo thành oxalat một loại chất tự nhiên có trong thực phẩm. Những người có thói quen ăn nồng độ oxalat cao có thể tăng nguy cơ sỏi thận.
Sỏi axit uric được hình thành ở những người uống không đủ nước hoặc có một chế độ ăn giàu đạm.

Cách xử lý khi bị sỏi thận

Hiện nay trong việc điều trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào thành phần hình thành sỏi thận và kích thước của sỏi. Nếu sỏi có kích thước nhỏ <4mm đường kính, có thể đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu. Người bệnh nên uống nhiều nước ( 2 – 3 lít một ngày) và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp đưa sỏi thận ra ngoài. Nếu sỏi có kích thước lớn hơn >4mm đường kính không thể đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu và cần phải được điều trị như phẩu thuật hay sóng chấn động tán sỏi.

Ai có nguy cơ cao mắc sỏi thận?

Hiện nay có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị sỏi thận như nam giới trên 40 tuổi, uống ít nước, tập thể dục qua nhiều hoặc quá ít, béo phì, phẫu thuật giảm cân, các bệnh về tiêu hóa và chế độ ăn nhiều muối, đạm và đường- đặc biệt là fructose. Có tiền sử gia đình mắc bệnh sỏi thận cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Hơn nữa, nếu bạn từng bị sỏi thận, bạn có nguy cơ mắc lại.

Cách ngăn ngừa sỏi thận

Cách tốt nhất để ngăn ngừa sỏi thận là thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống. Điều quan trọng là phải luôn luôn uống nhiều nước, ít nhất 6-8 ly một ngày. Uống nhiều nước có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển sỏi thận. Ngoài ra, không nên nín tiểu. Ăn ít thực phẩm giàu oxalate, chẳng hạn như sô cô la, thực phẩm từ đậu nành, đậu bắp, củ cải, khoai lang, trà và các loại quả hạch. Ngoài ra, nên ăn ít các loại thực phẩm giàu chất đạm, muối…
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét