Những năm trở lại đây nhắc tới bệnh gút (Bệnh gout) chắc hẳn nhiều người không khỏi lo lắng về các biểu hiện và các biến chứng liên quan tới bệnh gút như chân, tay phù nền. Vậy bệnh gút là gì? bệnh gút có nguy hiểm tới tính mạng hay không? Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh gút như thế nào. Những ai là người có khả năng mắc bệnh gút…
Sau đây Phòng Khám Đa Khoa Viện Gút cùng các bác sĩ chuyên khoa tại đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về bệnh gút
Bệnh Gut là gì?
Bệnh Gút (bệnh Gout) là một trong những dạng viêm khớp đau đớn nhất. Bệnh Gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến:
Các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái
Các lớp axit uric lắng đọng (được gọi là sạn urat) trông giống như những cục u dưới da
Sỏi thận từ các tinh thể axit uric trong thận.
Đối với nhiều người, cơn đau đầu tiên do bệnh gút xảy ra ở ngón chân cái. Thông thường, cơn đau đó khiến một người đang ngủ phải tỉnh dậy. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên
Bệnh gút có thể gây ra: Đau, Sưng, Tấy đỏ, Nóng, Cứng khớp.
Ngoài ngón chân cái, bệnh gút có thể ảnh hưởng đến: Mu bàn chân ,Mắt cá chân, Gót chân, Đầu gối, Cổ tay, Ngón tay, Khuỷu tay.
Cơn đau do bệnh gút có thể gây ra do các sự kiện căng thẳng, rượu hoặc ma túy hay một bệnh khác. Các cơn đau ban đầu thường thuyên giảm trong vòng 3 đến 10 ngày, ngay cả khi không điều trị. Các cơn đau tiếp theo có thể không xuất hiện trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm
Nguyên nhân gây ra bệnh Gut
Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm.
Thông thường, axit uric hòa tan trong máu. Nó bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu.
Tuy nhiên axit uric có thể không được đào thải ra ngoài cơ thể và có thể tích tụ lại trong máu khi:
– Lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.
– Thận không bài tiết hết axit uric.
– Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin.
Khi nồng độ axit uric trong máu cao, điều này được gọi là tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gút. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể gây nên bệnh gút.
Sau đây là những người có nguy cơ mắc bệnh gút cao nhất:
– Có thành viên trong gia đình mắc bệnh này
– Là đàn ông
– Thừa cân
– Uống quá nhiều rượu
– Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin
– Có khiếm khuyết về enzim làm cho cơ thể khó phân hủy purin
– Bị phơi nhiễm chì trong môi trường
– Đã cấy ghép bộ phận
– Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporin hoặc levodopa
– Sử dụng vitamin niacin.
Điều trị bệnh Gut như thế nào cho đúng?
a) Một số nguyên tắc trong điều trị bệnh Gút
– Chống viêm khớp trong các đợt cấp.
– Hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng.
– Điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì
– Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu.
– Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.
– Cần phân biệt bệnh Gút cấp tính và bệnh Gút mãn tĩnh để có cách điều trị đúng. Mỗi mức độ bệnh có những cách điều trị khác nhau
b) Điều trị bệnh Gút mãn tính
– Với bệnh Gút mãn tính cần điều trị làm sao để giảm acid uric máu để tránh những biến chứng suy thận mãn tính. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giúp ức chế tổng hợp acid uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo từng trường hợp.
– Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,… tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận.
– Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo,…).
c) Điều trị bệnh Gút cấp tính
– Thuốc điều trị cơn gút cấp tính thường dùng là colchicin. Ngoài ra tùy từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, cũng như tùy từng thể trạng của bệnh nhân và các bệnh lý đi kèm như bệnh thận, bệnh đau dạ dày tá tràng mà có thể dùng thêm hoặc thay thế bằng thuốc chống viêm không steroid, thuốc corticoid.
– Colchicin là một trong những thuốc đầu tay trong điều trị cơn gút cấp tính. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh trong vòng 48h. Tuy nhiên thường gây cho bệnh nhân những cảm giác buồn nôn, tiêu chảy. Vì vậy, khi dùng thuốc thường phải dùng kèm với thuốc giảm nhu động kết hợp để điều trị gút hiệu quả.
Ngoài tác dụng chống viêm, colchicin còn được coi là một test quan trọng giúp chẩn đoán gút mặc dù colchicin không làm thay đổi được nồng độ axit uric máu.
– Thuốc chống viêm không steroid là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong cơn gút cấp tính. Hiệu quả tốt, song tác dụng phụ nhiều và trầm trọng (nhất là đối với tiêu hóa, thận…), do đó khi sử dụng phải rất lưu ý tới các chống chỉ định của nhóm thuốc. Nhóm thuốc này thường được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với colchicin, hoặc dùng kết hợp với colchicin trong trường hợp bệnh nhân có ngưỡng đau quá cao.
– Nhóm thuốc corticoid: trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn gout cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp. Nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng để điều trị bệnh gút.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét