Trên thực tế muốn biết một loại thực phẩm nào đó có thực sự là bổ, là tốt đối với cơ thể hay không chúng ta cần phải biết được thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm. Và yếu tố nguy hại trong loại thực phẩm có trong mức cho phép hay không? Đặc biệt là luôn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chúng ta có một phép so sánh giữa óc lợn và tủy lợn (heo) với một số phủ tạng khác như: Tim hay đặc biệt là gan lợn, gan gà là loại thực phẩm mà nhiều người cho rằng “ không tốt, ăn gan gà là độc ”... Thì hàm lượng chát đạm của óc lợn chỉ bằng một nửa gan, của tủy chỉ bằng 1/9 gan. Đặc biệt, trong gan có chứa nhiều vitamin A loại vitamin rất tốt đối với sự phát triển của trẻ em và chống lão hóa ở người cao tuổi thì trong óc lợn và tủy lại không có.
Một phép so sánh khác một số thực phẩm khác: thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò thì hàm lượng đạm của óc và tủy cũng thấp rất nhiều. Mặc khác, trong óc hàm lượng cholesterol rất cao. Trong 100g óc lợn có tới 2.195mg cholesterol là chất dễ gây xơ vữa động mạch ở người lớn. Nhu cầu cholesterol hàng ngày chỉ cần dưới 300mg. Nếu ăn 100g óc thì lượng cholesterol đã cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày.
Qua phép so sánh đó cho chúng ta thấy óc lợn không phải là thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể như nhiều người vẫn lầm tưởng. Tuy nhiên việc sử dụng hợp lý theo một lượng vừa phải vẫn rất có lợi cho cơ thể và sự phát triển của trẻ. Nhưng việc ăn óc lợn giúp trẻ thông minh. Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh, một đứa trẻ thông minh phụ thuốc rất nhiều vào yếu tố di truyền và phương pháp nuôi dưỡng, dậy dỗ của bố mẹ và môi trường xung quanh. Phương pháp nuôi dưỡng đúng đắn là cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất ở tỷ lệ cân đối hợp lý bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Trong tất cả các loại phủ tạng động vật có chứa rất nhiều cholesterol và hàm lượng đạm rất cao. “Ăn gì bổ nấy” là một “con dao hai lưỡi” là nguyên nhân bùng phát các bệnh gây rối loạn chuyển hóa như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gút, bệnh thận, thừa cân – béo phì…
Quan niệm “ăn thận bổ thận” cũng hoàn toàn không đúng, nhất là những người bị suy thận cần ăn giảm chất đạm. Quan niệm “ăn tim bổ tim” cũng vậy, người bị bệnh tim mạch thường có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu cứ ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao, rất nguy hiểm.
Khi lựa chọn các loại thực phẩm cho bữa ăn gia đình, hay cần phải tẩm bổ cho một người thân bạn cần phải thật chú ý đến sức khỏe của người thân của bạn để lựa chọn loại thực phẩm cho phù hợp. Cung cấp quá nhiều chất đạm và choleserol không những không giúp ích cho cơ thể mà còn gây hại rất lớn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét