Phòng tránh bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường (hay còn gọi là biến chứng đáy mắt của bệnh đái tháo đường) là một biến chứng thường gặp và rất nghiêm trọng ở người bệnh đái tháo đường. Võng mạc (còn gọi là đáy mắt) là vùng nhạy cảm với ánh sáng của nhãn cầu, nơi có các tế bào thần kinh nhận hình ảnh để đưa lên não xử lý.Bệnh võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực hoặc mù lòa vĩnh viễn ở các nước phát triển. Tại Việt Nam hiện nay bệnh võng mạc đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây giảm thị lực hay gặp ở các phòng khám chuyên khoa mắt.

Bệnh võng mạc tiểu đường được chia thành 2 giai đoạn chính: giai đoạn chưa tăng sinh và giai đoạn tăng sinh.


Bệnh nhân từ giai đoạn chưa tăng sinh sang giai đoạn tăng sinh xảy ra rất nhiều biến chứng, và khi ấy cũng đồng nghĩa với việc suy thận độ 1, 2, 3 bắt đầu xuất hiện sẽ là gánh nặng rất lớn đối với bệnh nhân. Thậm chí, có người phải khoét bỏ mắt do biến chứng võng mạc tiểu đường quá nặng.

Dấu hiệu và cách nhận biết bệnh Võng mạc đái tháo đường:

Ở giai đoạn đầu bệnh nhân có thể không cảm thấy gì bất thường.

Khi bệnh tiến triển hơn có thể gặp:

– Cảm giác có đốm đen (ruồi bay), hoặc các sợi màu đen ở trước mắt

– Nhìn mờ

– Hình ảnh dao động

– Thấy những vùng đen hoặc vùng trống trong cảnh vật

– Mù

– Mất cảm nhận màu sắc

Những biến chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường:

Bệnh võng mạc tiểu đường khi đã xuất hiện những biến chứng không thể chữa khỏi và việc điều trị nhằm mục đích cố gắng dừng không để bệnh tiến triển gây các biến chứng tiếp. Do vậy, việc phát hiện sớm để ngăn chặn rất quan trọng.

Biến chứng võng mạc ở bệnh đái tháo đường hay bệnh võng mạc đái tháo đường là tình trạng tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây ra phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc… dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa vĩnh viễn.

Cách phòng tránh và chế độ ăn uống


Với những người trong gia đình có người thân mắc bệnh đái tháo đường phải kiểm tra sức khoẻ thường xuyên ít nhất 1 năm/lần. Bệnh nhân đái tháo đường nên vận động cơ thể tối thiểu 30 phút/ngày tuỳ theo khả năng của mình như: khí công, yoga, suối nguồn tưoi trẻ, thái cực quyền, chạy (đối với người trẻ), đi bộ nhanh, bơi lội… để nhằm ngăn chặn các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

– Bệnh nhân đái tháo đường nên sử dụng các đồ luộc, hấp. Hạn chế sử dụng các đồ rán quay, bỏ hoàn toàn các loại thịt có mỡ nên ăn cá thịt gia cầm thay cho các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…). Không ăn các phủ tạng động vật (tim, gan, bầu dục, óc…).

– Lượng Glucid chiếm từ 50-60 tổng năng lượng nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (gạo nứt, đậu đỗ, lạc vừng). Hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (bánh mỳ trắng, miến rong, các loại bánh kẹo ngọt).

– Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng theo khuyến nghị, nên ăn nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và đảm bảo đạt được 10g/1.000kcal.

– Ăn nhạt, lượng muối ăn không vượt quá 6g/ngày.

– Bữa ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ từ 5-6 bữa/ngày./.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét