Cơ chế bệnh sinh của gout

Cơ chế bệnh sinh của gout

Cơ chế sinh bệnh gout chính là sự tích lũy acid uric ở mô. Acid uric là một acid yếu, Pka = 5.75. Trong khoảng kẽ gian bào có pH sinh lý 7.4 nồng độ ion na+ lớn nên khoảng 98% acid uric tồn tại ở dạng muối urat. Muối urat ít tan trong huyết tương (độ tan khoảng 380µg/mLol/l), nên khi nồng độ vượt quá ngưỡng giới hạn sẽ dẫn đến sự kết tinh và tích tụ của tinh thể muối urat tại các mô, tạo nên các microtophi.

  • Các microtophi tại sụn khớp bị vỡ sẽ làm khởi phát cơn gout cấp
  • Các microtophi lắng đọng tại cạnh khớp, trong màng hoạt dịch, trong mô sụn và mô xương sẽ dẫn đến bệnh xương khớp mạn tính do gout.
  • Các microtophi lắng đọng tại tổ chức kẽ của thận gây viêm thận kẽ (bệnh thận do gout).
  • Nồng độ acid uric trong nước tiểu tăng, cùng tình trạng acid hóa nước tiểu dẫn đến sỏi tiết niệu trong bệnh gout.
Các yếu tố gây khởi phát bệnh gout
  • Chế độ sinh hoạt: chế độ ăn giàu các chất đạm, chất béo; uống nhiều đồ uống
  • Có cồn (rượu, bia); ít vận động.
  • Purin trong thực phẩm là nguồn cung cấp 1/3 lượng acid uric hàng ngày của cơ thể.
  • Chế độ ăn giàu purine (các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, thậm chí là một số
  • Loại trái cây, đặc biệt là trái cây khô như mận khô…) là một trong những nguyên nhân
Hàng đầu gây khởi phát cơn gout cấp

Các thức uống có cồn (rượu, bia…) vừa thúc đẩy quá trình sản xuất acid uric tại gan, vừa gây ra tình trạng acid lactic hóa làm giảm thải trừ acid uric qua thận. Hậu quả là nồng độ acid uric trong máu tăng cao.

Ngoài ra, theo rất nhiều nghiên cứu gần đây, các loại thực phẩm và đồ uống chứa fructose cũng là một yếu tố có liên quan mật thiết đến cơ chế bệnh sinh của gout. Fructose có khả năng đưa acid uric trong máu rò rỉ vào các khớp, đồng thời hạn chế khả năng lọc acid uric trong máu của thận.

Một số tình trạng bệnh lý: các bệnh nhân gout thường xuyên có bệnh mắc kèm như cao huyết áp (39%), đái tháo đường (20%), và bệnh tim mạch (39%). Cao huyết áp là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm khả năng thải trừ acid uric của thận. Đặc biệt, tình trạng insulin máu cao và hội chứng đề kháng insulin xảy ra cực kỳ phổ biến trên bệnh nhân gout, chiếm lần lượt 95% và 76%

Sử dụng một số thuốc: aspirin, thuốc lợi tiểu (thiazid, furosemid), ethambutol, thuốc gây hủy tế bào… là những nhóm thuốc có thể gây khởi phát bệnh

Aspirin liều thấp làm giảm thải trừ acid uric qua thận, trong khi liều cao lại có tác dụng ngược lại.

Các thuốc lợi tiểu thiazid gây trở ngại đến quá trình thải trừ acid uric của thận, do đó làm tăng nồng độ acid uric máu.

Phân loại gout

Gout nguyên phát


Đa số các trường hợp là gout nguyên phát, với nguyên nhân còn chưa được xác định rõ, nhưng thường có tính chất gia đình, khởi phát thường do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purine hoặc uống quá nhiều rượu.

Đối tượng đa phần là nam giới trung niên và nữ giới tuổi sau mãn kinh. Nữ giới trước độ tuổi mãn kinh hiếm khi mắc gout

Gout thứ phát

Là hậu quả của tăng acid uric do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn

Gout do các bất thường về enzym

Là bệnh di truyền do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT, hoặc Tăng hoạt tính của enzym PRPP.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét