Biểu hiện đặc trưng của bệnh gút là sưng nóng đỏ tại khớp ngón chân cái, một vài trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện đau ở một vài khớp khác cách xa đi. Đa số các trường hợp đau thường xuất hiện về đêm hoặc lúc gần sáng đau cấp, đau dữ dội, ngoài ra có thể có các cơn đau viêm đốt bàn tay, cổ tay hay khuỷu tay. Hoặc đau sau một bữa ăn nhiều rượu thịt.
Nghi bị bệnh, đi khám ở đâu?
Khi xuất hiện các cơn đau khớp đặc biệt là khớp ngón chân cái. Bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa về cơ xương khớp hoặc phòng khám chuyên khoa gút để được xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chính xác. Các cách chuẩn đoán bệnh chính xác bao gồm xét nghiệp nước tiểu, xét nghiệp máu, siêu âm khớp, chụp X – Quang, lấy dịch khớp để tìm tinh thể urate và phân biệt các bệnh lý lắng đọng các tinh thể
Đâu là nguyên nhân của bệnh gút?
Bệnh gút là bệnh được biết từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhưng mãi đến giữa thế kỷ thứ 20 thì loài người mới hệ thống hóa về cơ chế bệnh sinh và điều trị. Bệnh gút do thoái hóa chất purine có trong thức ăn thành a xít uric, thành monosodium urate lắng đọng trong dịch khớp gây viêm khớp cấp cấp tính và đau. Uống nhiều bia là một nguyên nhân gây nên cơn gút cấp vì bia tăng thoái biến chất ATP đồng thời giảm đào thải chất urate ở thận tạo nên chất guanosine.
Bệnh gút thường kèm theo những hệ lụy nào?
Bệnh gút vào giai đoạn cuối thường kèm theo rất nhiều hệ lụy, ngoài các biến chứng phá hủy xương khớp còn kéo theo rất nhiều bệnh lý khác như tăng huyết áp, béo phì, bệnh tim mạch đặc biệt là các bệnh liên quan đến cơ chế phát sinh bệnh đặc biệt là thận. Nếu không điều trị kịp thời, các bệnh trên có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại những di chứng nguy hiểm lâu dài.
Bệnh gút tấn công đối tượng nào?
Theo thống kê, tần suất bị bệnh là 5-28/1.000 đàn ông ở tuổi trung niên (lớn hơn 40 tuổi) và 1-6/1.000 ở phụ nữ sau mãn kinh. Hiện nay ở Việt Nam, bệnh gút có khuynh hướng trẻ hóa do chế độ ăn uống không hợp lý. Việt Nam là nước tiêu thụ nhiều bia trên thế giới với chế độ ăn nhiều hải sản, các loại ốc, thịt đỏ, cá hồi (thức ăn có nhiều chất purine) nên có nhiều người bị bệnh.
Hiện nay việc điều trị bệnh gút không còn quá khó khăn như trước. Người bệnh có thể được chữa khỏi hẳn nếu kiên trì điều trị và thay đổi lối sống, đồng thời tích cực điều trị các bệnh lý kèm theo như béo phì, tăng huyết áp, các bệnh lý về thận, bệnh lý về tuyến giáp…
Thời gian điều trị bệnh gút phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân. Vì khả năng chấp nhận thuốc của từng bệnh nhân là khác nhau nên thời gian điều trị bệnh gút cũng sẽ xê lệch đôi chút. Với các bệnh nhân đã hình thành các u cục tophi thì thời gian điều trị tương đối lâu hơn các bệnh nhân chưa hình thành.
Bệnh có thể điều trị với điều kiện phải theo dõi lâu dài để tránh tạo các hạt tophi ở ngón chân, ngón tay (quá trình tạo tophi ít nhất là 10 năm từ khi cơn đau cấp đầu tiên) gây tàn phế và tử vong do các bệnh lý khác về nội khoa như tim mạch, suy thận…
0 nhận xét :
Đăng nhận xét